Adsense 970x90

Adsense 970x90

Toàn bộ đánh giá về xe Ford Ranger 2.0 Bi-Turbo

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Vì là bản nâng cấp nên xe Ford Ranger 2019 vẫn giữ nguyên hầu như hình dạng bên ngoài, điểm chúng ta sẽ cần nói đến nhiều nhất trong bài đánh giá sẽ là động cơ mới 2.0 Bi-Turbo tương tự trên chiếc Ford Ranger Raptor. Phiên bản 2.0 Bi-Turbo cũng là phiên bản Ranger quốc tế.


Thay đổi nội ngoại thất


Ở phần đầu xe sự thay đổi có thể thấy chỉ diễn ra ở phần đèn sương mù và phần khuếch tán khí phía dưới ốp cản xe. Trong khi đó phần lưới tản nhiệt có một chút thay đổi về hình thức, điểm cộng cho phần đầu xe là hiện đại hơn, bên cạnh đó đèn sương mù trang bị LED thay cho bóng Halogen. Đèn pha vẫn giữ nguyên nhưng được trang bị bóng xe-non cho ánh sáng tốt hơn, khắc phục được nhược điểm đèn pha có ánh sáng yếu.

Tại hông xe và đuôi xe vẫn giữa thiết kế từ năm 2015 cho đến nay, điểm khác biệt để nhận biết dòng 2.0 Bi-Turbo và 3.2L nằm ở miếng ốp trang trí đặt tại phía dưới tai gương chiếu hậu bên phía người lái, thay vì logo 3.2 6 Speed thì nhà sản xuất đổi thành chữ Bi-Turbo.

Đèn đuôi vẫn kiểu 3 tầng và đáng tiêc vẫn sử dụng bóng halogen mà không nâng cấp lên LED. Bửng xe 2019 mở nhẹ hơn nhờ có hỗ trợ lực đỡ bản lề, đúng như hãng xe Ford nói nó đã nhẹ hơn 70% khi đóng mở bửng xe. Khoang hàng được trang bị lót tiêu chuẩn.

Về hình thức các chi tiết nội thất hầu như không có sự thay đổi nào nhưng vật liệu bọc nhìn cao cấp hơn mang màu tối nhiều hơn bản cũ.


Những điểm mới ở nội thất như: nút khở động star/stop, hệ thống Sync 3 định vị bản đồ tiêu chuẩn, chút khác biệt ở núm xoay bệ cần sô và cần số.

Động cơ mới có gì?



Động cơ mới 2.0 Bi-Turbo diesel 04 xy-lanh cho công suất 213 mã lực 500Nm, so với Wildtrak 3.2L có công suất 200 mã lực kèm mô-men xoắn 470 Nm, rõ ràng động cơ mới nhỏ gọn và nhỉnh hơn một chút về mặt thông số. Động cơ 2.0 Bi-Turbo này kết hợp với hộp số tự động 10 cấp, cảm nhận đầu tiên của động cơ này là nó hạn chế được hiện tượng trượt khi đi trên đường ẩm ướt kèm tăng lực kéo đột ngột so với bản 3.2L.

Mặc dù về lý thuyết, mô-men và mã lực lớn hơn, có thể thấy chiếc xe tiến bộ trong việc phân bổ lực kéo tốt hơn, kiểm soát được sự háo hức của động cơ tăng áp thường có nhược điểm dễ trượt do mô-men xoắn cực đại đến rất sớm, nên nhớ rằng dải mô-men xoắn cực đại của động cơ 2.0L Bi-Turbo nằm ở dải vòng tua sớm 1.750 – 2.000vòng/phút so với 1.750 – 2.500 vòng/phút.

Cảm nhận tiếp theo là động cơ 2.0 yên tĩnh và mượt hơn, điều này cũng một phần nó được kết hợp với hộp số 10 cấp. Ở động cơ 3.2 L 05 xy-lanh thì nó có sự khác nhau khi vòng tua máy vượt qua 3.000 vòng/phút, động cơ này sẽ tạo ra tiếng ồn nhiều và cả độ rung nữa. Động cơ 2.0L tiến bộ không bị trễ như phiên bản 3.2, cảm giác phải chờ đợi ít hơn.

Theo tính toán thực tế và đồng hồ đo mức tiêu thụ nhiên liệu, thì phiên bản 2.0 Bi-Turbo tiêu thụ trung bình khoảng 8,7L/km khi duy trì tốc độ trung bình từ 80-100km/h. Mức tiêu thụ nhiên liệu này tiết kiệm khoảng 1-2 lít/100km so với bản 3.2L trong điều kiện chạy tự nhiên. Dung tích động cơ giảm kết hợp với hộp số 10 cấp là điểm mẫu chốt tiết kiệm được nhiên liệu mà Ford đặt ra, hộp số giữ cho động cơ mượt mà không bị dư máy ở nhiều dải tốc độ, xe xoay trở nhẹ nhàng hơn để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Khi chạy chế độ Sport thì việc sang số nhanh hơn, tỉ số truyền rất ngắn dường như các bánh răng số lướt qua nhau một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng, lên tới cấp số 7 thì tỷ số truyền giới hạn là 1:1, sau đó ở cấp số 8,9,10 là ngoài giới hạn. Xe chỉ đạt tới cấp số 10 khi chạy tới tốc độ 110km/h, hộp số này cũng rất nhạy khi chiếc xe chỉ hơi vượt dốc nhẹ thì nó lập tức trả về số 9 với tốc độ còn khoảng 100km/h tương ứng vòng tua xe chỉ có 1600 vòng/phút.

Chúng ta cũng có thể khống chế các cấp số để đạt số vòng tua theo ý muốn giới hạn ở 4500 vòng/phút, trải nghiệm được mô-men xoắn dồi dào,tuy nhiên máy tính cũng có chế độ bảo vệ động cơ và hộp số nên sẽ tự chuyển khi đạt giới hạn. Chế độ chạy Manual được thiết lập trên cần số bởi nút +/-, khi sử dụng để chuyển số nó có một sự lưỡng lự nhỏ, không quyết đoán nhanh như chạy với chế độ D.

Khả năng lội nước của Ranger 2.0 Bi-Turbo có độ sau 800mm, bộ phận hút khí được đặc cao ngang với bộ tản nhiệt, nắp ca-pô thiết kế kín để tránh nước lùa trực tiếp vào khoang máy.Trong những mẫu quảng cáo của Ranger mới luôn nhấn mạnh sức kéo của động cơ tới 3500kg, trong điều kiện thử nghiệm khi cho chiếc xe kéo một chiếc xe tải nhỏ 1500kg thì động cơ vẫn tỏ ra sung sức và không mệt mỏi, dù chưa thử ở mức giới hạn, nhưng trong điều kiện hàng ngày cũng ít khi chiếc xe phải kéo vượt mức 1500kg.

Bài viết khác: Đánh giá KIA Cerato 2019

Kết luận


Về mặt tích cực có thể thấy động cơ 2.0 Bi-Turbo tiến bộ hơn động cơ 3.2L về phương diện chung như: sức kéo, giảm độ trễ, phân bổ lực tốt và chống trượt, cảm giác lái xe mượt mà cải thiệt rất nhiều cho những chuyến đi,tiết kiệm nhiên liệu.

Nhưng bên cạnh đó có những thay đổi không dễ gì thích nghi đối với những người chạy hộp số 6 cấp cũ của Ranger, đó là các cấp số thấp duy trì khoảng thời gian quá ngắn có thể khiến người lái không trải nghiệm được cảm giác chiếc xe sung sức ở vòng tua và cấp số thấp, động cơ quá mượt nên phần phanh động cơ cũng giảm đi, vị trí đặt bộ phận hút khí cho động cơ cần phải có thời gian kiểm chứng thêm khi lội nước sâu.

Một động cơ mới nhưng vẫn khoác trên mình chiếc áo Wildtrak trên nền tảng T6, thực ra nhiều ý kiến cho rằng nó vẫn là một nền tảng hoàn hảo cho đến năm 2020, và nên được Ford cải tiến sau thời điểm này.

Nguồn: Tổng hợp
Share

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2019 Kênh review, đánh giá xe